Tin tức - Sự kiện

Xử lý bể nước thải nhà máy may mặc bằng giá thể vi sinh dạng cầu D150

02:35 13/06/2022

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

Ngành dệt may là ngành tiêu thụ nhiều nước, năng lượng, và chất hóa học cần cho quá trình sản xuất sợi ở một số giai đoạn khác nhau.

Trong toàn quá trình sản xuất của mình, ngành dệt may tạo ra nhiều loại chất thải, bao gồm cả dạng khí, dạng lỏng, và dạng rắn trong đó dạng lỏng nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nước rất nghiêm trọng.

Ô nhiễm nước

Thông thường để tạo ra 1kg sợi, cần tới 200 lít nước. Có nhu cầu sử dụng nhiều nước trong quá trình sản xuất sợi bao gồm, giặt sợi, tẩy màu, nhuộm màu, và sau đó là làm sạch sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, bản thân cây bông (cotton) cũng ngốn tới 19.000 lít nước để cung cấp đủ nguyên liệu cho việc sản xuất một chiếc áo phông.

Lượng lớn nước được sử dụng và thải ra trong quá trình sản xuất là nguyên nhân làm nhiễm độc cho sinh vật sống trong nước ngay từ nguồn, bao gồm các hóa chất hữu cơ độc hại, các anion độc hại, muối, kim loại ion, các phức hợp kim loại, các bioxit, và các chất hoạt tính bề mặt.

Để xử lý nước thải thành chất lỏng không độc hại trước khi đưa ra ngoài môi trường có nhiều phương pháp: vật lý, hóa học, sinh học,.. trong đó Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và sử dụng nhiều. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học giúp giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường và chi phí rẻ hơn so với các phương pháp khác

Cơ chế hoạt động của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (hay còn gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh) là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là sinh vật hoại sinh có trong nước thải.

 

 

Vi sinh vật có trong nước thải sẽ liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ bằng cách duy nhất là tổng hợp thành tế bào mới. Vi sinh vật có thể hấp thụ lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào. Khi hấp thụ xong, nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì khả năng hấp thụ sẽ về 0. Một phần chất hữu cơ thấp thụ được dành cho việc kiến tạo tế bào. Một phần chất hữu cơ được oxy hóa để tạo năng lượng cung cấp cho việc tổng hợp.Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulfite.

Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD,…với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường.

Mục đích của việc bổ sung giá thể vi sinh vào trong bể xử lý nước thải

Giá thể vi sinh vật là nơi để vi sinh vật bám vào và phát triển thường là bên trong môi trường nước thải - Có thể nói đây là nhà của vi sinh vật.

+ Giữ nồng độ vi sinh vật luôn ở mức ổn định

+ Tăng tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải

Giá thể vi sinh

 Có nhiều loại, nhiều hình dáng kích thước: 

Trong đó đệm vi sinh – giá thể vi sinh dạng cầu hay quả cầu lơ lửng D150 được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải khu công nghiệp, nước thải thủy sản, nước thải bia rượu giải khát, nước thải chăn nuôi,.. đặc biệt là trong bể xử lý nước thải ngành may mặc.

Tin tức nổi bật

Mời bạn Đăng ký và quảng cáo sản phẩm

arrow
phone 0978605168
Bạn cần hỗ trợ