Tin tức - Sự kiện

Covid và khả năng tái nhiễm

04:44 07/03/2022
  •  Việc tái nhiễm Covid với người vừa mắc là hoàn toàn có thể xảy ra.

Rất nhiều người sau khi mắc Covid-19 thì chủ quan cho rằng sẽ không bị tái nhiễm trong ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít các trường hợp mắc Covid điều trị khỏi và bị tái nhiễm lần 2 trong vòng hơn 1 tháng.

Các chuyên gia y tế cho biết, sau khi khỏi bệnh, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virut Sars-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể trong cơ thể được tạo ra có thể không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp bệnh nhân miễn dịch hoàn toàn với bệnh trong thời gian dài.

Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ không tái nhiễm trong vòng 6 tháng. Một nghiên cứu khác do chuyên gia miễn dịch của Đại học Pittsburgh John Alcorn tiến hành chỉ ra rằng mực độ sinh kháng thể của mỗi cá nhân từng dương tính với SARS-CoV-2 là khác nhau và một số trường hợp thì mức độ kháng thể được sinh ra sau khi nhiễm bệnh là không đủ bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm.

  • Khả năng tái nhiễm cao đối với hai biến thể khác nhau

Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao trường đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người từng nhiễm một biết chủng này và tái nhiễm với biến chủng khác: Ví dụ lần 1 nhiễm biến chủng Delta sau đó nhiễm với biến chủng mới như Omicron. Còn đối với những người đã nhiễm biến thể Omicron rồi thì rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại trong cùng một thời gian ngắn.

Bản thân là người tái nhiễm 2 biến chủng khác nhau tiến sĩ Bùi Lê Minh đánh giá giữa biến chủng Delta và Omicron sẽ có những đặc điểm khác nhau, đó là: 

- Biến chủng Delta rất nhiều người bị mất mùi vào khoảng thời gian 5-6 ngày sau phát bệnh. Do vậy trong một chuỗi lây nhiễm nhau không ai mất mùi thì rất có thể 80-90% là nhiễm Omicron

- Sau khi mắc biến chủng Omicron, kháng thể được tao ra thường không cao bằng sau khi mắc biến thể Delta, nên dù chúng ta còn kháng thể nhưng khả năng chống chịu của cơ thể đã giảm, khả năng tái nhiễm sẽ cao.

  • Trong cùng một nhà bị lây nhiễm thời gian khác nhau khả năng nhiễm lại có cao không?

Từ các nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận định được:

- Nếu trong thời gian nhiễm bệnh mà thực hiện cách ly hoàn toàn thì sau khi một người trong gia đình khỏi và người khác bị thì khả năng nhiễm lại của người khỏi là rất thấp

- Nếu trường hợp người bị sau không cách ly hoàn toàn mà có tiếp xúc với người bên ngoài khoảng thời gian trước đó thì sẽ không ngoại trừ trường hợp lây biến chủng khác từ bên ngoài. Khi đó khả năng tái nhiễm của người mới khỏi sẽ cao hơn.

Do vậy chúng ta cần đảm bảo tốt việc cách ly khi trong gia đình có người bị nhiễm để hạn chế tối đa khả năng tái nhiễm.

Tin tức nổi bật

Mời bạn Đăng ký và quảng cáo sản phẩm

arrow
phone 0978605168
Bạn cần hỗ trợ